SPD là gì? Cách lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền SPD

SPD là gì?

SPD (Surge Protection Devices) hay còn gọi là thiết bị chống sét lan truyền là một thiết bị được thiết kế để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống khỏi xung quá áp. Thiết bị này nhằm giới hạn điện áp xông vào hệ thống bằng cách xả bất cứ dòng xung sét có mức điện áp xung cao hơn ngưỡng an toàn cho phép xuống đất.

Bộ chống sét lan truyền bảo vệ xung điện không chỉ gây ra bởi sét đánh.

Lợi ích khi lắp đặt chống sét lan truyền SPD
Lợi ích khi lắp đặt chống sét lan truyền SPD

Xung quá áp thoáng qua

Là sự gia tăng đột ngột của dòng công suất (thời gian ngắn hơn mili giây):

  • Đỉnh điện áp có thể đạt tới mức 12 lần điện áp định mức.
  • Có thể gây thiệt hại đáng kể tới thiết bị điện, điện tử trong hệ thống.

Tác hại của quá xung điện áp

Quá điện áp là nguyên nhân chủ yếu của việc hư hỏng thiết bị điện, điện tử và làm gián đoạn việc kinh doanh.

  • Gây thiệt hại đến các thiết bị điện dẫn đến các chi phí thay thế sửa chữa thiết bị; chi phí phục hồi dữ liệu…
  • Gián đoạn sản xuất trong các nhà máy: thời gian vô công do ngưng vận hành, cơ hội thương mại mất đi, tổn thất do sự không hài lòng của khách hàng.
Thống kê cường độ sét đánh
Thống kê cường độ sét đánh

Cách phòng chống sét lan truyền

Ngoài việc ngăn chặn sét trực tiếp bằng các thiết bị như cột thu lôi và hệ thống nối đất, chúng ta cũng phải cùng lúc ngăn chặn sét lan truyền bằng các thiết bị chống sét sơ cấp, cắt sét thứ cấp và chống sét cho các thiết bị đầu cuối.

Nguyên lý hoạt động của SPD

Thiết bị chống sét lan truyền sẽ điều khiển dòng công suất xông vào hệ thống sao cho không gây tổn hại đến thiết bị (thấp hơn ngưỡng chịu đựng của thiết bị).

Các thông số kỹ thuật chính của chống sét lan truyền

  • Iimp (Impulse current): Dòng xả xung tốt đa của bộ chống sét lan truyền loại 1
  • Imax: Dòng xả xung tốt đa của bộ chống sét lan truyền loại 2 (bộ chống sét chịu đựng
  • 1 lần)
  • In: Dòng xả xung định mức (SPD có thể chịu được 20 lần)
  • Up: Điện áp bảo vệ ở In (Nominal current)
  • Un: Điện áp hoạt động định mức
  • Uc: Điện áp hoạt động tối đa
  • Ut: Khả năng chịu đựng quá áp tạm thời (TOV) (Trong trường hợp nguồn điện bị lỗi)
  • Ifi: Khả năng dập tắt dòng xung dư của SPD sử dụng công nghệ Spark gap và gas tube, đây chính là dòng ngắn mạch của hệ thống.
Các thông số kỹ thuật chính của chống sét lan truyền SPD
Các thông số kỹ thuật chính của chống sét lan truyền SPD

Xem thêm: Các sản phẩm chống sét lan truyền Schneider

Phân loại chống sét lan truyền

Thiết bị chống sét lan truyền là thiết bị nhằm hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này sang nơi khác một cách an toàn.
Được chia làm 3 loại dựa theo tiêu chuẩn IEC 61643-11 và EN 61643-11 theo 3 mức độ thử nghiệm khác nhau (Class):

SPD loại 1 – type 1 spd

  • Là thiết bị được khuyên dùng hàng đầu cho nhà cao tầng, xí nghiệp, nhà máy…vì có khả năng hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cao.
  • SPD này thường được sử dụng cùng hệ thống chống sét trực tiếp.
  • Type 1 SPD có khả năng xả ngược dòng năng lượng do sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đất đến dây dẫn của hệ thống lưới điện.
  • Đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 10/350 μs.
Chống sét lan truyền loại 1 - SPD type 1
Chống sét lan truyền loại 1 – SPD type 1

SPD loại 2 – type 2 spd

  • Là hệ thống bảo vệ chính cho tất cả các thiết bị điện hạ thế.
  • Được lắp đặt trong mỗi tủ điện (electrical switchboard), nó ngăn ngừa sự lan truyền quá áp trong hệ thống điện và bảo vệ các tải.
  • SPD loại 2 được đặc trưng bởi dạng sóng điện 8/20 μs.
Chống sét lan truyền loại 2 - SPD type 2
Chống sét lan truyền loại 2 – SPD type 2

SPD loại 3 – type 3 spd

Là những SPD có dung lượng xả thấp. Do đó, chúng phải được lắp đặt một cách bắt buộc như là một thiết bị bổ sung cho SPD loại 2 và trong vùng lân cận các tải nhạy cảm.

SPD được lắp đặt ở đâu trong hệ thống điện

Type 1 SPD: Xả dòng xung sét trực tiếp (dạng sóng 10/350us).

=> Lắp đặt tại tủ tổng của các ứng dụng: công nghiệp, trạm BTS …

Type 2 SPD: Xả dòng xung sét do đóng cắt hệ thống điện và sét đánh QUA gián tiếp: (dạng

sóng 8/20us)

=> Lắp đặt tại các tủ phân phối hay tủ chính của các ứng dụng dân dụng

Lắp đặt SPD chống sét lan truyền trong hệ thống điện
Lắp đặt SPD chống sét lan truyền trong hệ thống điện

Cách lựa chọn chống sét lan truyền SPD

Việc chọn lựa bộ chống sét lan truyền phù hợp tuân theo những bước sau:

  • Xác định loại rủi ro sét đánh trực tiếp hay gián tiếp (xác định SPD loại 1 hay loại 2).
  • Điện áp bảo vệ của chống sét lan truyền Up – Phụ thuộc vào mức điện áp chịu đựng của thiết bị cần bảo vệ Uw;
  • Khả năng xả dòng xung sét tối đa: Iimp or In (10/350 μs or 8/20 μs impulse wave) (tham khảo tiêu chuẩn IEC62305).
  • Hệ thống nối đất của hệ thống điện (TT, TNC, TNS & IT);
  • Điện áp hoạt động (Uc and Ut);
  • Các lựa chọn và phụ kiện cho SPD ( Chỉ thị hết tuổi thọ, loại phích cắm, chức năng dự phòng an toàn, tiếp điểm phụ).

Video hướng dẫn lắp đặt chống sét lan truyền

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về SPD là gì hay chống sét lan truyền là gì? Hy vọng rằng với những kiến thức tổng hợp trên quý khách sẽ có những kiến thức cơ bản về hệ thống chống sét lan truyền. Bên cạnh đó, để có những giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cũng như yên tâm về chất lượng quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0966.956.962. Đội ngũ của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách tận tình và chu đáo nhất có thể.

>> Xem thêm:

  1. RCBO là gì? Nguyên lý hoạt động của RCBO
  2. Ổ cắm âm sàn là gì? Cấu tạo của ổ cắm âm sàn
  3. Chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền
  4. Aptomat chống giật là gì? Hướng dẫn đấu CB chống giật

— Cám ơn quý khách đã truy cập vào website và lựa chọn những thiết bị điện Schneider tại website của chúng tôi. —

 

One thought on “SPD là gì? Cách lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền SPD

  1. Pingback: Aptomat Schneider - Bảo vệ toàn diện hệ thống điện của bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!