Tìm hiểu chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền

Chống sét lan truyền Easy9 Schneider

Chống sét lan truyền và chống sét trực tiếp như thế nào cho hiệu quả!

Việc bảo vệ hệ thống điện, các thiết bị điện và con người trong các tình huống thiên tai xảy ra như mưa gió sấm sét là việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài những kỹ năng cơ bản về chống sét thì có 3 nguyên tắc vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải tuân thủ một cách tuyệt đối đó là chống không cho sét đánh trực tiếp vào công trình, chống sét đánh lan truyền vào cáp tín hiệu và đường cáp nguồn, hệ thống tiếp đất có tổng trở thấp và độ an toàn cao.

Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn thắc mắc thế nào là chống sét lan truyền và thế nào là chống sét trực tiếp. Câu trả lời sẽ có trong phần nội dung dưới đây.

Chống sét đánh trực tiếp như thế nào?

Phương pháp chống sét đánh trực tiếp nhằm tạo ra một khung sườn để bao phủ bên ngoài khu vực cần bảo vệ. Có 2 loại hệ thống trong phương pháp chống sét trực tiếp là:

Hệ thống chống sét chủ động (cấp tiến): thu lôi phóng trực tiếp một luồng ion về phía đám mây khiến khả năng phóng điện có thể xảy ra trong đám mây bị tăng lên.

Hệ thống chống sét thụ động: sẽ không kích động cú sét đánh thủng. Nó không làm tăng khả năng phóng điện có thể xảy ra tại khu vực cần bảo vệ giống như hệ thống chống sét chủ động.

Chống sét trực tiếp
Sơ đồ hệ thống chống sét trực tiếp

Chống sét đánh lan truyền như thế nào?

Những ai có sử dụng các thiết bị dùng điện, hoặc điện thoại, hoặc các hệ thống xử lý dữ liệu, đều phải đối diện với vấn đề rắc rối là làm thế nào để giữ cho những thiết bị này vẫn hoạt động được khi có sấm sét. Sấm sét khiến điện áp tạm thời gia tăng đột ngột. Để chế ngự nó, chúng ta được khuyến cáo dùng loại thiết bị chống sét lan truyền.

Chống sét lan truyền Schneider

Thiết bị chống sét lan truyền hay SPD (Surge Protection Devices) là thiết bị bảo vệ các thiết bị điện khi có sự quá áp lan truyền trên đường dây do tia sét gây ra.

SPD chia thành 3 loại:

  • Type 1 (dạng sóng 10/350us): Xả dòng xung sét trực tiếp.
  • => Lắp đặt tại tủ tổng của các ứng dụng: công nghiệp, trạm BTS…
  • Type 2 (dạng xung 8/20us): Xả dòng xung sét do đóng cắt lưới điện cao áp và sét đánh gián tiếp.
  • => Lắp đặt tại các tủ phân phối hay tủ chính của các ứng dụng dân dụng
  • Type 3 có khả năng giải phóng điện thấp. Nó được đặc trưng bởi sóng điện áp 1.2/50 µs kết hợp sóng điện dòng 8/20 µs.
  • => Thiết bị này thường được sử dụng bổ sung cho SPD type 2 hoặc gần các tải nhạy cảm, thường dùng bảo vệ các thiết bị điện tử như điện thoại, camera, tivi,…
Cách lựa chọn chống sét lan truyền
Cách lựa chọn chống sét lan truyền

Chống sét lan truyền của Schneider được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 61643-11:2011, EN 61643-11:2012 với:

  • Khả năng xả dòng xung sét lên tới 65kA.
  • Khả năng thoát sét trong vòng 10/350 μs hoặc 8/20 μs.
  • Điện áp bảo vệ tối đa lên đến 1.5kV.

Bảo vệ thiết bị của bạn bằng các thiết bị bảo vệ tăng áp

Chống sét hiện nay là một phần ko thể thiếu trong tủ điện của gia đình, trong hệ thống điện công nghiệp, trong hệ thống thông tin,…

Hãy lựa chọn những thiết bị chống sét của Schneider để tối ưu hóa việc bảo vệ cho hệ thống điện của bạn.

========= Xem thêm: Các sản phẩm chống sét lan truyền Schneider

Video hướng dẫn cách lắp đặt aptomat chống sét lan truyền

 

 

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!